Về cơ bản mỗi con người từ khi sinh ra đã tiềm ẩn trong mình ít nhất một năng khiếu nào đó. Năng khiếu có thể được hiểu đơn giản là những tư chất bẩm sinh có sẵn của trẻ. Vậy năng khiếu có phải là tài năng không? Làm sao để biết con có năng khiếu hay không? Và năng khiếu có bị mai một khi không được phát huy hay không? Để trả lời được những câu hỏi này, cha mẹ hãy cùng GiaoDucSom.com đọc hết bài viết để tìm đáp án nhé!
1. Năng khiếu là gì?
Năng
khiếu được hiểu là năng lực về một hoạt động nào đó nhưng chưa có cơ hội bộc lộ
ở thành tích cao vì chưa qua tập luyện, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và
chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động đó và khi trau dồi năng lực đó thì hiệu
quả đem lại cao.
Năng
khiếu là những tiền đề bẩm sinh của mỗi con người hay những khuynh hướng đầu
tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh, nó bao gồm đặc điểm tâm
sinh lý giải phẫu của hệ thần kinh con người và khuynh hướng tâm lý đầu tiên để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó.
Năng
khiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực và tài năng. Nghĩa
là không phải trẻ nào có năng khiếu cũng là thiên tài. Một em có năng khiếu đối
với hoạt động nào đó không nhất thiết sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy
và ngược lại.
2. Các loại năng khiếu
Theo
Tổ chức Nemours, Mỹ, có 8 loại năng khiếu thường có ở trẻ:
Âm nhạc
Khi
trẻ có năng khiếu này, âm nhạc đến với chúng thật tự nhiên, khi nghe một bài
hát trẻ sẽ hát theo rất đúng giai điệu.
Tai
trẻ rất nhạy, có thể nhận biết những âm thanh, nốt nhạc, giai điệu của một bài
nhạc mà trẻ khác dễ bỏ qua. Lớn lên, những đứa trẻ này có thể trở thành nhà soạn
nhạc, soạn kịch, hoặc ca sĩ xuất sắc.
Vận động
Trẻ
có năng khiếu vận động thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt. Chúng xử lý kiến
thức, thông tin thông qua các cảm nhận của cơ thể.
Đây
chính là những vũ công duyên dáng, những vận động viên chuyên nghiệp hoặc thợ
thủ công khéo tay tiềm năng của tương lai.
Về logic toán học
Nếu
con bạn ưa thích những con số, mô hình, các trò chơi chiến lược và thí nghiệm, ắt
hẳn trẻ thuộc nhóm có năng khiếu trong lĩnh vực logic – toán học. Những trẻ này
khi trưởng thành sẽ thích hợp làm thương gia, kỹ sư, hoặc kế toán sắc sảo.
Về hình họa không gian
Với
trẻ có năng khiếu về hình họa không gian, thế giới quả đầy màu sắc qua những
hình ảnh, hình khối khác nhau. Trẻ luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ
tranh lôi cuốn. Với năng khiếu này tương lai của trẻ được định dạng trong các
lĩnh vực kiến trúc, hội họa hoặc thiết kế thời trang.
Ngôn ngữ
Những
người có sự tinh nhạy từ ngữ biểu hiện năng khiếu về ngôn ngữ. Đối với trẻ có
năng khiếu này, các từ ngữ mang rất nhiều ý nghĩa. Niềm say mê được viết, được
đọc sách và kể chuyện hiện rõ trên nét mặt.
Nếu
phát huy năng khiếu này một cách phù hợp, trẻ sau này có thể trở thành luật
gia, nhà soạn kịch, thi sĩ hay nhà hùng biện.
Quan hệ con người
Trẻ
có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc giao lưu với người khác. Có khiếu lãnh đạo bẩm
sinh, trẻ giao tiếp tốt và biết thấu hiểu người khác. Nhờ thế trẻ có thể trở
thành những nhà quản lý, thầy giáo, bác sĩ giỏi hoặc những nhà lãnh đạo trong
tương lai.
Thông hiểu nội tâm
Có
tâm tính và trầm, những trẻ có năng khiếu thông hiểu nội tâm thường kín đáo
nhưng tích cực, lớn lên có thể trở thành chuyên gia tâm thần học, nhà tư vấn
sâu sắc hoặc bác sĩ.
Về tự nhiên
Những
người nhạy bén với thay đổi thời tiết hoặc phân biệt thành thạo những trạng
thái, sắc thái khác nhau của số lượng lớn những vật thể khác nhau được xem là
có năng khiếu về tự nhiên. Trong tương lai, những đứa trẻ này sẽ trở thành những
nhà nghiên cứu khoa học xã hội tự nhiên, nghệ sĩ, hoặc thi sĩ.
3. Cần giúp con phát huy năng khiếu sớm và kịp thời
Tại
sao phụ huynh cần phải phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho con trẻ từ rất sớm?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, năng khiếu sẽ dễ bị mai một dần nếu không được phát
hiện sớm và bồi dưỡng kịp thời, đúng cách.
Năng
khiếu biểu hiện ra bên ngoài, chính vì vậy mà các phụ huynh cũng có thể dễ dàng
nhận biết được năng khiếu của con em mình. Các phụ huynh chỉ cần lưu tâm chú ý,
quan sát những hành động của con em mình trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ
thích gì, có hứng thú với điều gì và sự hứng thú dẫn đến việc tiếp thu nhanh nhạy
với một lĩnh vực nào đó.
Theo
thống kê cho thấy trong 12 năm đầu đời, năng khiếu của trẻ dễ bộc phát rõ nét
và cũng dễ dàng bồi dưỡng nâng cao một cách nhanh chóng nếu được phát hiện và đầu
tư. Phát triển năng khiếu cho trẻ là hãy cho trẻ có cơ hội được thỏa sức với niềm
đam mê, vì khi có năng khiếu trẻ rất có hứng thú với vấn đề đó. Phát hiện sớm,
đầu tư cho bé đi học thêm những năng khiếu mà bé có, nhất định tương lai bé sẽ
sớm hiểu được mình yêu thích gì, mong muốn làm nghề gì để sớm có định hướng
phát triển tương lai.
4. Cách giúp con phát huy năng khiếu
Giúp trẻ định hướng
Vì
trẻ còn nhỏ nên vấn đề định hình giữa việc học tập và vui chơi còn nhiều khoảng
cách. Chính vì vậy, cần nhất cho sự phát huy năng khiếu bẩm sinh vốn có của bé
chính là việc định hướng của cha mẹ. Cha mẹ phát hiện được năng khiếu của con, ủng
hộ con thỏa sức với niềm đam mê của mình, tạo điều kiện cho năng khiếu của con
có được môi trường phát triển hơn nữa.
Cha
mẹ sẽ là những người định hình, hướng con cái nên có cách học và tiếp thu đầu
tiên về năng khiếu của trẻ. Ví dụ trẻ có năng khiếu về các môn khoa học tự
nhiên thì cha mẹ hãy cùng trẻ học, cùng trẻ khám phá, mua cho trẻ những loại
sách hay những đồ vật, trò chơi mang tính giáo dục cao để bé tự tìm hiểu về những
gì mình thắc mắc.
Những
trẻ có năng khiếu về ngoại ngữ thì cha mẹ nên cho trẻ tiếp cận sớm với những kỹ
năng liên quan đến ứng dụng thực hành khi cho trẻ em những video về phim hoạt
hình hay những bài hát tiếng anh để bé sớm có phản xạ tốt về kỹ năng nghe hiểu.
Đồng thời nên cho con ra ngoài, ví dụ công viên hay những khu du lịch có nhiều
người nước ngoài để bé có thêm kiến thức thực hành trong thực tiễn. Những trẻ
có năng khiếu về hội họa thì cha mẹ nên cho bé đi học thêm ở các lớp năng khiếu
vẽ để bé không chỉ vẽ đẹp một cách đơn thuần mà còn có kiến thức học thuật sâu
về hội họa….
Cho bé phát triển một cách tự nhiên
và thoải mái nhất
Kể
cả trẻ có năng khiếu, trẻ rất có hứng thú với một bộ môn nào đó và có sự tiếp
thu một cách nhanh nhạy thì cha mẹ cũng không nên áp đặt sự hiểu biết về kiến
thức lên con. Hãy để cho bé phát triển một cách tự nhiên và thoải mái nhất.
Không nên đặt nặng vấn đề thành tích hay hiệu quả cao khi đưa trẻ đi bồi dưỡng
năng khiếu. Cha mẹ không nên có suy nghĩ có năng khiếu chính là một dạng tài
năng và khiến trẻ đi lệch hướng so với mục đích ban đầu là đi học để rèn luyện
thêm về phần kỹ năng, cho con thêm sự năng động, tự tin.
Điều
đầu tiên trong việc mà cha mẹ có thể làm cho trẻ đó là phát hiện được năng khiếu
của trẻ và khuyến khích trẻ thỏa sức tìm hiểu về năng khiếu của mình. Tạo môi
trường cho trẻ thỏa sức cùng năng khiếu của mình. Nếu cha mẹ không trực tiếp
cùng trẻ rèn luyện năng khiếu, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm đào
tạo, các lớp bồi dưỡng và đào tạo năng khiếu. Việc chọn lựa trường lớp, trung
tâm phát triển năng khiếu cũng cần có sự lựa chọn kỹ càng. Cha mẹ cũng nên thường
xuyên nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, môi trường mình chọn lựa
cho con có thực sự phù hợp, trẻ có thực sự rèn giũa năng khiếu của bản thân
theo hướng tích cực.
Năng
khiếu của trẻ được phát huy, trẻ sẽ có thêm sự năng động, tự tin, giao tiếp xã
hội được mở rộng, trẻ có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa. Trong thời đại ngày
nay, muốn cho trẻ phát triển toàn diện, không thể chỉ chú trọng vào việc học
văn hóa, mà việc rèn luyện các năng khiếu, các kỹ năng mềm khác cũng nên được
các phụ huynh chú trọng và lưu tâm.
Nguồn: GiaoDucSom.com