Con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, trí tuệ thông minh là mong muốn của mọi ông bố bà mẹ. Và cha mẹ luôn nỗ lực để dành cho con những gì tốt đẹp nhất có thể để phát triển trí tuệ cho trẻ và giúp con hoàn thiện mọi mặt về thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời của con trẻ, tạo nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Giai đoạn phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ của con. Vậy làm sao để trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh ngay từ khi còn nhỏ? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể tìm ra đáp án cho đúng nhất.

Vì sao cần kích thích não bộ trẻ ngay từ khi còn nhỏ?

Não bộ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy của cơ thể. Bộ não chịu trách nhiệm điều khiển các các chức năng của cơ thể như vận động, biểu đạt cảm xúc, nhận thức, tiếp nhận và xử lý cũng như ghi nhớ thông tin….

Theo nghiên cứu khoa học, thời điểm từ 0 – 6 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi, là giai đoạn mà não bộ phát triển nhanh nhất. Chính vì vậy, giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được coi là “thời điểm vàng” ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc để giúp quá trình phát triển não bộ ở con trẻ được diễn ra tốt nhất, tạo thành một nền móng vững chắc cho tương lai thành công sau này.

Ngay từ khi lọt lòng, não bộ của trẻ nhỏ đã chứa một số lượng lớn tế bào thần kinh cần thiết. Tuy nhiên, sự kết nối giữa những tế bào thần kinh này chưa thực sự hoàn thiện và hoạt động như ở người trưởng thành. Khi kết nối thần kinh hoàn thiện, giúp trẻ vận động và suy nghĩ theo những cách khác nhau và phức tạp dần lên.

Thời điểm từ 0 – 3 tuổi ở trẻ nhỏ, mỗi giây các tế bào thần kinh sẽ thực hiện hàng ngàn kết nối. Những kết nối này đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện, phát triển các chức năng của bộ não, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ của trẻ. Giúp trẻ hình thành được những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, giải quyết vấn đề… góp phần ảnh hưởng đến khả năng học tập, tạo nền tảng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Hơn nữa, các ghép nối này chỉ xảy ra duy nhất trong những năm tháng đầu đời, chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, có phương pháp hợp lý để dạy dỗ, chăm sóc con trẻ, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng này. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ, trong giai đoạn tiếp theo khi trẻ đã lớn, các kết nối này khó được hình thành.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ như là dinh dưỡng, giáo dục, sự phát triển tình cảm, sự hòa hợp trong đời sống tinh thần bên trong hay những mối quan hệ gần gũi suốt thời kỳ ấu thơ… Tất cả những yếu tố này giúp bộ não đang phát triển của trở nên hòa nhập, giúp xây dựng trí thông minh cho bé.

Yếu tố di truyền

Sự phát triển trí não của trẻ liên quan đến yếu tố di truyền như gen di truyền, bệnh tật… Trong gia đình có tiền sử bệnh nào đó, trẻ có nguy cơ hay mắc phải bệnh cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé. Hãy đảm bảo rằng em bé luôn ở trạng thái tăng trưởng bình thường.

Yếu tố môi trường sống

Môi trường sống được đánh là là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh sẽ có sự phát triển tối ưu. Môi trường với sự yêu thương, chia sẻ, dạy dỗ phù hợp đảm bảo trẻ lớn lên một cách hài hòa, cân đối và hoàn hảo nhất.

Yếu tố sức khỏe

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu, dễ nhiễm bệnh, do đó cần quan tâm chăm sóc sức khỏe chu đáo. Trẻ mắc bệnh mãn tính, bệnh truyền nhiễm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.

(Xem thêm: Thuê xe Limousine TPHCM)

Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm… Ngoài ra cha mẹ hãy chú ý đến bệnh suy dinh dưỡng, còi xương làm cơ thể trẻ trở nên yếu đuối, phát triển không đồng đều.

Yếu tố môi trường giáo dục

Giáo dục có ảnh hưởng lớn một cách trực tiếp đến nhân cách và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định sẽ trở thành người thầy đầu tiên của trẻ ngay trong môi trường gia đình. Trẻ được dạy dỗ bằng những phương pháp khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo nguyên tắc khoa học sẽ hình thành nhân cách tốt, phát triển trí não, thông minh, nhanh nhẹn.

Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất

Dinh dưỡng có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thể chất, trí lực của trẻ qua các giai đoạn phát triển. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cân đối với các dưỡng chất thuộc 4 nhóm chính bao gồm đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Với một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng làm cho quá trình phát triển cơ thể và trí não kịp đà tăng trưởng.

Ngoài ra cha mẹ cần chú ý đế chế độ vận động thể chất để mang lại cho trẻ sự khỏe mạnh, dẻo dai. Bé có sức khỏe tốt có nhiều cơ hội khám phá thế giới và nâng cao sự hiểu biết của mình.

Bí quyết thúc đẩy phát triển trí tuệ vượt trội cho trẻ ngay từ những năm đầu đời

Nuôi dạy đứa trẻ thông minh là mong ước của tất cả các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để giúp não bộ của trẻ phát triển tốt ưu trong những năm đầu đời. Ngay dưới đây là giới thiệu về các bí quyết thúc đẩy phát triển trí tuệ vượt trội cho trẻ và cha mẹ là những người đóng vai trò quyết định cho sự thành công. Mời cha mẹ cùng tìm hiểu.

1. Chơi trò chơi – phương pháp hiệu quả kích thích trí não

Chơi trò chơi luôn được xem như một phương pháp hữu ích kích thích trí não ở trẻ nhỏ. Việc chơi trò chơi vừa giúp con trẻ học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới, tăng khả năng tư duy, sáng tạo, mà còn đem lại tiếng cười và sự thoải mái cho con trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp cũng như giúp trẻ phát triển một số kĩ năng mềm.

2. Tạo thói quen giúp trẻ rèn luyện trí thông minh

Theo khoa học chứng minh, não bộ luôn có cơ chế loại bỏ những thông tin lâu ngày mà chúng ta không sử dụng. Chính vì vậy, việc tạo thói quen tốt cho trẻ rất hữu ích trong việc rèn luyện trí thông minh.

Khi một hoạt động, hành động hay thậm chí là lời nói được lặp đi lặp lại trong một thời gian, não bộ sẽ hình thành những “rãnh nhăn” mà ta gọi đó là phản xạ hay thói quen. Hãy tạo cho trẻ những thói quen tốt, tránh việc trẻ mải chơi, xao nhãng hoặc thiếu tập trung.

Bố mẹ sẽ là những tấm gương phản chiếu tính cách con trẻ trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, những bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý về việc hình thành thói quen tốt giúp trẻ rèn luyện trí thông minh. Ví dụ, hãy tạo thói quen học tập cho trẻ, tránh cho trẻ quá mải chơi, thiếu tập trung. Dạy trẻ cách quan sát, tư duy, hỏi ý kiến người lớn trước khi làm một việc gì đó.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên bắt ép con trẻ quá khuôn khổ, hãy sắp xếp một thời gian biểu hợp lý để con trẻ thích nghi dần theo độ tuổi của bé. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, tìm hiểu thêm thông tin về việc rèn luyện trí não cho con trẻ. Hơn thế nữa, chúng ta có thể đưa trẻ đến trường mầm non uy tín để có thể yên tâm hơn về phương pháp dạy con, tránh gặp phải những sai lầm

3. Tăng cường hoạt động thể chất, khám phá thực tế

Quá trình hoạt động thể chất ở trẻ góp phần rèn luyện sức khỏe, tăng cường lưu lượng máu lên não, tập trung vào vùng trí nhớ làm tăng cường phát triển trí tuệ. Khi hoạt động, làm mọi thứ trí não phát triển hơn gấp nhiều lần so với cách nghe hay nhìn. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, thể dục thể thao ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Từ đó giúp tăng cường khả năng học tập, kích thích sự tập trung sáng tạo và thúc đẩy khả năng tư duy.

Vào mỗi cuối tuần hoặc dịp lễ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa bé ra ngoài để khám phá thế giới xung quanh. Thay vì bó hẹp con trẻ trong không gian nhà, mình luôn dành thời gian đưa bé đi chơi công viên, sở thú hay chỉ đơn giản là đi dạo quanh nhà, tham gia vào những trò chơi. Thế giới xung quanh vô vàn điều lý thú, bé sẽ có cái nhìn mới mẻ của riêng mình về thế giới bên ngoài, qua đó giúp bé tăng khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ.

Khi khám phá thực tế bé sẽ luôn luôn đặt ra hàng vạn câu hỏi vì sao, bố mẹ hãy kiên nhẫn giải đáp thắc mắc của con trẻ một cách dễ hiểu nhất. Khi bé đặt câu hỏi, điều đó chứng tỏ bé đang tư duy và xử lý thông tin mà bé quan sát thấy. Cha mẹ đừng quên hỏi lại bé để nắm rõ hơn về tư duy của các bé. Đây là một cách vô cùng hiệu quả giúp não bộ của bé ngày càng được phát triển.

4. Học âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn

Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ phát triển IQ và hoàn thiện một số phần quan trọng trong não bộ. Trẻ có đam mê âm nhạc hoặc biết sử dụng nhạc vụ thể hiện sự gia tăng lớn về chỉ số IQ toàn diện, thường có thành tích học tập tốt hơn. Âm nhạc giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, giải tỏa căng thẳng mang lại nhiều niềm vui giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, vướng mắc.

5. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp trẻ phát triển trí tuệ

Cần chú ý đảm bảo môi trường sống của trẻ sạch sẽ, an toàn hạn chế bệnh tật. Bên cạnh đó nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên. Nếu không may trẻ mắc bệnh mãn tính, cần đưa trẻ đi kiểm tra y tế và chữa trị kịp thời tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Các chất dinh dưỡng có tác dụng điều chỉnh các đường dẫn truyền xung thần kinh, tăng độ dẻo dai của các khớp thần kinh. Do đó, ngoài việc lựa chọn phương pháp giáo dục hợp lý, thì việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là điều thiết yếu để giúp quá trình phát triển não bộ cũng như trí tuệ của con trẻ trở nên hoàn hảo nhất.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chứa các chất dinh dưỡng, axit béo giúp phát triển não bộ (DHA) và dưỡng chất HMO với hàm lượng thích hợp. Sữa mẹ đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ từ 0 – 6 tháng đầu. Hơn thế nữa, các dưỡng chất có trong sữa mẹ cùng với sự tương tác giữa mẹ và bé trong khi bú giúp trí não bé phát triển hoàn hảo, có ảnh hưởng suốt những năm tháng đầu đời, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ sau này.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bất khả kháng, mẹ không thể cho bé bú, các mẹ có thể tìm mua những loại sữa công thức đã được cấp phép và kiểm chứng an toàn với trẻ nhỏ. Cần lưu ý rằng, dưỡng chất DHA rất dễ bị oxi hoá. Để dưỡng chất DHA hoạt động tốt nhất, cần đến sự kết hợp của các chất chống oxy hóa như vitamin E và lutein. Các mẹ hãy lưu ý đến bộ ba này trong bảng thành phần của sữa công thức, giúp cho trẻ có được nguồn sữa bổ dưỡng và an toàn nhất.

Ngoài ra, các thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ từ 3 tuổi trở đi có thể kể đến: trứng gà, quả bơ, mật ong, cá hồi, bí đỏ….. Các mẹ cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho con trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến thành phần, hàm lượng cũng như độ tuổi của con và tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Cần theo dõi chặt chẽ nguồn dinh dưỡng cũng như các thực phẩm con hấp thụ hằng ngày. Nếu có hiện tượng dị ứng hoặc khác lạ, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng.

6. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc cùng những đứa trẻ thông minh

Đừng ngại việc cho trẻ tiếp xúc cùng trẻ khác, vì tương tác thường xuyên nói chuyện, chơi trò chơi với bạn hỗ trợ trẻ rất nhiều về sự phát triển toàn diện. Trẻ tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý ngôn ngữ, nâng cao vốn từ vựng. Trẻ nhanh chóng tự học hỏi được nhiều kỹ năng sống, tăng cường trí nhớ, biết cách lắng nghe và chia sẻ. Quá trình hòa nhập xã hội của trẻ sau này sẽ dễ dàng hơn.

Việc chơi cùng những đứa trẻ thông minh làm tăng cường trí thông minh cho trẻ. Trẻ nhanh chóng học tập và tiến bộ theo các bạn. Bởi tự học tập lẫn nhau luôn mang đến hiệu quả tốt hơn nhiều.

7. Không làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, trong giấc ngủ não bộ của trẻ phát triển nhanh, do đó ngủ đủ giúp cải thiện chức năng não. Bên cạnh đó trẻ ngủ đủ giấc bé tỉnh táo trong suốt ngày dài, khả năng nhận thức tăng lên rất nhiều. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ đủ giấc sẽ tăng cường khả năng tập trung, phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tuệ tốt hơn.

Nguồn: GiaoDucSom.com