1. Nhắc trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố và mẹ

Việc ghi nhớ tên bố mẹ, số điện thoại và địa chỉ nhà là vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt khi con bị lạc. Trong lúc bối rối, mất bình tĩnh này sẽ khiến con quên mất những thông tin quan trọng này thì bố mẹ hãy luôn ghi thêm một tờ giấy nhỏ các thông tin này trong balo của con để đảm bảo việc con có thể nhớ ra và gọi người giúp đỡ.

2. Dạy trẻ phải làm gì khi bị đi lạc

Khi trẻ bị lạc cha mẹ thì các con chắc chắn sẽ rất hoang mang, lo sợ, cha mẹ hãy hướng dẫn con bình tĩnh, không được khóc vì khóc sẽ gây chú ý với những kẻ xấu, dặn con đứng yên một chỗ, nhớ lại thông tin, địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, tuyệt đối không đi theo người lạ, hãy tìm những người bảo vệ, cô chú công an hoặc đồn công an gần nhất để tìm cha mẹ. 



3. Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ

Trong những trường hợp đang gặp nguy hiểm, bị người lạ mặt bắt, dắt tay, lôi đi hãy dạy con biết cách hét to kêu cứu, phản ứng mạnh mẽ để mọi người xung quanh phát giác và giúp đỡ. Việc con hét to, quẫy đạp cũng làm cho kẻ xấu lúng túng, mất thêm thời gian di chuyển hơn, tạo điều kiện cho con có thể có được sự giúp đỡ từ xung quanh. Đây là một kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng.

4. Dạy trẻ làm thế nào khi ở nhà một mình

Khi trẻ đang ở nhà một mình mà có người lạ đến hỏi thăm và đòi vào nhà, hãy dặn trẻ tuyệt đối không mở cửa, từ chối nói chuyện, vào nhà bật thật to tivi để người lạ tưởng có người trong nhà, đồng thời gọi điện cho cha mẹ hoặc người thân ngay. 

(XEM THÊM: https://mishi.vn/gio-di-ngu-ly-tuong-cho-tre-em/)

5. Dạy trẻ tuyệt đối không được tin vào lời người lạ

Hãy đưa ra những tình huống khi có người lạ tiếp cận, phân tích cho con đó là người xấu, con tuyệt đối không được tin lời người lạ, hay đi theo họ. Hãy dạy trẻ biết từ chối những lời dụ dỗ, những món quà từ người lạ vì trẻ con rất ngoan ngoãn, nghe lời khi được cho quà.

6. Giáo dục giới tính cho trẻ

Ở độ tuổi này các con sẽ có những tò mò, muốn phân biệt về giới tính, vì vậy hãy giáo dục con trẻ một cách tinh tế, cẩn thận. Dạy con biết cách ăn mặc, cư xử đúng với giới tính của mình. Dạy con biết giữ khoảng cách với các bạn khác giới. Dạy con không cho người khác chạm vào những chỗ nhạy cảm. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần sự tinh tế và kiên nhẫn.

7. Dạy trẻ biết cách tránh bị xâm hại cơ thể

Với những vụ án liên quan đến xâm hại tình dục trẻ vị thành niên hiện nay đang ngày càng phức tạp, hãy dạy con ngay từ khi còn nhỏ biết bảo vệ cơ thể mình để tránh bị xâm hại. Hãy dạy con về bộ phận sinh dục, đây là bộ phận nhạy cảm, nguy hiểm, không được cho người khác chạm, sờ, hay nhìn bộ phận sinh dục của con trừ bố mẹ. Hãy dạy trẻ biết mặc đồ lót để bảo vệ bộ phận sinh dục. Dạy trẻ phải nói thật và báo ngay cho bố mẹ nếu có ai muốn hoặc đã xâm phạm vào vùng nhạy cảm của con để có thể bảo vệ con kịp thời.

8. Dạy trẻ cách đi đường một mình an toàn

Hãy hướng dẫn con khi đi đường thông qua việc dạy con về luật an toàn giao thông như khi đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi bộ thì phải đi trên vỉa hè, làn đường dành riêng cho người đi bộ, và với trẻ nhỏ tầm tuổi này thì các con vẫn cần có người dắt sang đường. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý nhé!

(XEM THÊM: vay tiền online)

Kết luận

Trẻ em như búp trên cành, như trang giấy trắng cần được nâng niu, bảo vệ. Chính vì vậy hãy giáo dục cho con những kỹ năng sống ngoài các tri thức các con được học trong sách vở. Hãy giúp các con phát triển toàn diện, trở thành một con người tự tin, năng động, lịch sự, lễ phép. Trên đây là những thông tin liên quan đến kỹ năng sống cho trẻ. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm những kiến thức để nuôi dạy con tốt hơn.

Nguồn: GiaoDucSom.com